Truy cập nội dung luôn

Ảnh hoạt động Ảnh hoạt động

  Hình Ảnh
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Videos trang chủ Videos trang chủ

Tất cả videos

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 71
  Tổng lượt truy cập: 1113663

Giới thiệu chung Giới thiệu chung

Giới thiệu
Giới thiệu

   THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ:

- Tên tiếng Việt: SỞ TƯ PHÁP TỈNH TIỀN GIANG

- Tên tiếng Anh: Tien Giang province Department of Justice.

- Địa chỉ: Số 375, đường Hùng Vương, Đạo Thanh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

- Điện thoại: 0273.3872769.         Fax: 0273.3883864.

- Email: stp@tiengiang.gov.vn; stptiengiang@moj.gov.vn

Sơ đồ Sở Tư pháp

 

Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển của cơ quan

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trong các năm 1975 - 1976, Ủy ban pháp chế cùng Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn tất việc tiếp quản trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp thuộc chế độ ngụy quyền và tiếp nhận bàn giao công việc của Bộ Tư pháp thuộc Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, thống nhất về mặt tổ chức, hoạt động của các cơ quan pháp chế, toà án, kiểm sát trên toàn quốc.

Tổ chức và hoạt động của cơ quan pháp chế ở các Bộ và Tổng cục, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban pháp chế tại Thông tư số 100/VP ngày 10/5/1974. Hai chức năng chủ yếu của các cơ quan pháp chế là: thứ nhất, quản lý thống nhất công tác xây dựng và ban hành pháp luật, hướng dẫn và theo dõi thi hành pháp luật, xây dựng cơ quan pháp chế cấp dưới, bồi dưỡng cán bộ pháp chế, quản lý hành chính tư pháp; thứ hai, làm tư vấn pháp luật cho cơ quan lãnh đạo về các vấn đề có liên quan đến pháp chế.

Ngay trong những năm đầu xây dựng ngành 1973 - 1975, một số Bộ, Tổng cục đã thành lập Vụ Pháp chế, Ban Pháp chế hoạt động hiệu quả.

Tính đến tháng 4/1975, ở Trung ương đã có 35/42 cơ quan có tổ chức pháp chế, ở địa phương có 16/25 tỉnh có tổ chức pháp chế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, việc thành lập Ban Pháp chế được hưởng ứng ở hầu hết các tỉnh phía Nam mà các địa phương mở đầu thành lập vào cuối năm 1975 là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng Nai, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Hậu Giang.

Hệ thống pháp chế địa phương, sau năm 1976 đã lần lượt thành lập ở hầu hết các tỉnh, hoạt động tới năm 1981 thì chuyển sang hình thức Sở Tư pháp.

Ở tỉnh ta, sau Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân là tập trung sức khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương. Do vậy, việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật là một yêu cầu bức xúc và cấp thiết. Để đáp ứng yêu cầu mới này, UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết định thành lập Ban Pháp chế có 06 cán bộ, do đồng chí uỷ viên thư ký UBND tỉnh Trần Thanh Hải kiêm làm Trưởng Ban, đồng chí Hồng Thanh Nam làm Phó Trưởng Ban. Ở cấp huyện chỉ bố trí từ 01 đến 02 cán bộ pháp chế; ở cấp xã chưa có cán bộ pháp chế. Ban Pháp chế ra đời, thời kỳ đầu chỉ tập trung vào một số công việc chủ yếu là tham mưu cho UBND tỉnh về xây dựng văn bản pháp quy; tổ chức tuyên truyền pháp luật. Nhiệm vụ còn mới mẻ, cán bộ ít lại chưa được qua đào tạo cơ bản về chuyên môn, nên hoạt động gặp không ít khó khăn. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đội ngũ cán bộ pháp chế vừa học vừa làm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần từng bước nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, ngày 04/10/1982, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 730/QĐ-UB thành lập Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang do đồng chí Đào Viễn Trung làm Giám đốc.

Ngày 28/8/1945 là ngày thành lập ngành tư pháp Việt Nam (tính đến nay là 75 năm) còn 04/10/1982 là ngày thành lập Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang (tính đến nay là 38 năm)

Qua chặng đường xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngành Tư pháp tỉnh Tiền Giang đã gặp không ít khó khăn mà cao điểm là thời kỳ 1991 - 1992, có lúc Trung ương muốn xếp lại, gần như giải thể ngành Tư pháp. Nhưng nhận thức của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là đồng chí Nguyễn Công Bình - Chủ tịch UBND tỉnh lúc bấy giờ, coi trọng và đánh giá cao công tác tư pháp, đồng thời do yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới, sự đòi hỏi của xã hội nên ngành Tư pháp tỉnh Tiền Giang vẫn tồn tại và phát triển.

Ngay sau khi thành lập Sở Tư pháp (1982), bên cạnh việc tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở, ngành Tư pháp đã đề ra mục tiêu trong vòng 10 năm tới phải đào tạo cán bộ, công chức tư pháp tỉnh, Toà án cấp huyện 100% có trình độ đại học; cán bộ tư pháp cấp huyện 50% có trình độ đại học, 50% trung cấp; cấp xã hầu hết là trung cấp. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc gửi cán bộ học ở các trường do Bộ Tư pháp đào tạo, tại tỉnh Tiền Giang còn mở 06 lớp Trung cấp Luật tập trung, mỗi lớp trên dưới 100 học viên; 07 lớp Đại học Luật tại chức, tốt nghiệp trên 500 cử nhân luật. Chỉ tiêu này đến cuối năm 1995 đã cơ bản đạt được. Những năm sau này, đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành đã không dừng lại ở trung cấp, đại học luật mà nhiều đồng chí có bằng thạc sĩ luật hoặc có hai bằng đại học. Đi đôi với việc trao dồi nghiệp vụ, ngành Tư pháp còn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức trong Ngành. Nhờ đó mà đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tư pháp lớn mạnh dần và góp phần vào sự phát triển của ngành Tư pháp tỉnh nhà.

Phong trào thi đua, học tập được xác định bằng kế hoạch, quy hoạch đào tạo lâu dài. Đó là đào tạo theo chức danh trên cơ sở xác định, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn của cán bộ, công chức theo một quy trình chặt chẽ, kết hợp với chính sách động viên khen thưởng, tạo điều kiện vật chất và chăm lo đời sống tinh thần để mỗi cán bộ, công chức phấn khởi quyết tâm học tập.

Khi mới thành lập, ngành Tư pháp với chức năng, nhiệm vụ còn rất hạn chế, đó là tham mưu giúp Ủy ban nhân dân về công tác văn bản pháp quy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác tổ chức và đào tạo, quản lý Toà án nhân dân cấp huyện về mặt tổ chức. Theo sự phát triển của xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, nhiệm vụ của ngành Tư pháp được mở rộng và được giao thêm nhiều nhiệm vụ: năm 1988, ngành Tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý và đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp; năm 1990 quản lý công tác công chứng; năm 1993 quản lý công tác thi hành án dân sự; năm 1997 quản lý công tác bán đấu giá tài sản; năm 1998, quản lý công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; năm 2000, quản lý công tác chứng thực; năm 2003, thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; năm 2009, thực hiện công tác theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật; năm 2010, thực hiện công tác lý lịch tư pháp, công tác bồi thường thiệt hại của Nhà nước, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương; năm 2020, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính…

Từ ngày thành lập đến nay, tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp đã có nhiều cố gắng vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần cùng các cấp, các ngành nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục mọi người sống và làm việc theo pháp luật…

Bên cạnh những thành tích đạt được trong thời gian qua như các đồng chí đã rõ thì công tác tư pháp trong thời gian qua hoạt động còn nhiều khó khăn, và 1 số hạn chế. Ngành Tư pháp cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng lòng tin của cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân.

 

Thông báo Thông báo

CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET

Xem thêm >>

Liên kết web Liên kết web