|
Ảnh hoạt động









Thống kê truy cập
  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 140
  Tổng lượt truy cập: 1148621
Chi tiết tin
Thực hiện Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 27/4/2023 và Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 15/5/2023 của Ủy ban nhân dân thị xã triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thị xã Gò Công, Chiều ngày 24/5/2023, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị xã tổ chức hội nghị triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho các đại biểu là lãnh đạo Thường trực Thị ủy; Hội đồng nhân dân thị xã; Ủy ban nhân dân thị xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thị xã; Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thị xã; Báo cáo viên pháp luật thị xã; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, công chức Tư pháp - Hộ tịch và Công chức Văn hoá - Xã hội của 12 đơn vị xã, phường.
Tại hội nghị các đại biểu được nghe Báo cáo viên pháp luật thị xã lần lượt triển khai các nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023; Luật gồm có 6 Chương, 91 điều, thay thế cho Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-BTVQH10 ngày 30/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Báo cáo viên pháp luật thị xã triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Và nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tập trung vào 03 nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020, bao gồm:
Chính sách 1: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
Chính sách 2: Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
Chính sách 3: Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 Chương, 56 Điều tập trung vào 5 nhóm vấn đề mới. Theo đó phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hành vi bạo lực gia đình, nhóm đối tượng được áp dụng tương tự. Thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong phòng có chống, trong chống có phòng thể hiện tại các quy định đã được sửa đổi, bổ sung về thông tin, truyền thông, giáo dục, tư vấn, hòa giải, tiếp nhận tin báo, tố giác… Sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Qua hội nghị đã giúp các đại biểu hiểu rõ hơn các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở từ đó làm cơ sở tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn thị xã cùng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và chấp hành nghiêm pháp luật, từng bước đưa các nội dung pháp luật trên đi vào cuộc sống./. Phòng Tư pháp thị xã Gò Công






